“TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC” VÀ “TỘI GIẾT NGƯỜI” TRONG TRƯỜNG HỢP DẪN ĐẾN CHẾT NGƯỜI CÓ SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GÌ?

Trong nhiều trường hợp, việc phân biệt “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” với “Tội giết người” trong trường hợp dẫn đến chết người là rất phức tạp. Đòi hỏi người thực hiện tố tụng không chỉ phải nắm chắc những yếu tố cấu thành tội phạm mà còn phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá thực tiễn vấn đề. Vậy, sự khác biệt cơ bản đối với trường hợp này gì? Hãy cùng Luật Đoàn Gia chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

2. Sự giống nhau

Theo quy định tại Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Điều 123. Tội giết người của Bộ luật này đã quy định riêng biệt về hai loại tội này. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi dẫn đến chết người sẽ vẫn có những điểm giống nhau và dễ gây nhầm lẫn trong việc định tội danh. Cụ thể:

– Đều có những dấu hiệu giống nhau đó là hậu quả chết người xảy ra;

– Giữa hậu quả chết người và hành vi phạm tội có mối quan hệ nhân quả với nhau.

3. Sự khác nhau

Sự khác nhau cơ bản giữa “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” với “Tội giết người” là ý thức chủ quan của người phạm tội. Được minh chứng bởi các yếu tố như các dấu hiệu thuộc mặt khách quan: Hành vi tấn công; vị trí tấn công trên cơ thể người bị hại; nguyên nhân và thời gian chết của nạn nhân; vũ khí, hung khí tấn công và cường độ tấn công; hậu quả, mức độ nghiêm trọng của thương tích và các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan: Lỗi; động cơ; mục đích phạm tội.

“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” hay “Tội giết người”?.

* Về mục đích của hành vi phạm tội

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Người thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân. Việc dẫn đến cái chết của nạn nhân nằm ngoài ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi.

-> Khi đó, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” với tình tiết định khung là “Làm chết người” theo quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

– Tội giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

* Về yếu tố lỗi

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

+ Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý với hành vi gây thương tích nhưng lại vô ý với hậu quả chết người;

+ Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.

  • Lỗi cố ý gián tiếp: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Hậu quả như thế nào người phạm tội cũng chấp nhận. Trong trường hợp này; nếu hậu quả chết người không xảy ra, người phạm tội phải chịu trách nhiệm về tội này.
  • Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
  • Lỗi vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

– Tội giết người:

+ Người thực hiện hành vi phạm tội giết người có lỗi cố ý đối với hành vi và cố ý với hậu quả chết người (Giữa hành vi phạm tội và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau);

+ Hành vi của người phạm tội là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người xảy ra. Biểu hiện ở các dạng:

  • Lỗi cố ý trực tiếp: Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác; người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra (mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân);
  • Lỗi cố ý gián tiếp: Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác; người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả dẫn đến chết người của hành vi đó có thể xảy ra. Tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

* Về mức độ, cường độ, vị trí tác động và tấn công

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Mức độ tấn công ít quyết liệt; cường độ tấn công chậm và nhẹ; vị trí tấn công thường vào những vị trí khó có khả năng gây nguy hiểm; dẫn đến chết người như; vùng tay, chân, vai…

– Tội giết người: Mức độ tấn công thường quyết liệt, nhanh và liên tục hơn; cường độ mạnh và nhanh, hướng tới các vị trí trọng yếu trên cơ thể người như; vùng đầu, ngực, bụng… những vị trí có khả năng dẫn đến cái chết.

Ví dụ

Vụ án kinh hoàng phố Hàng Bài” xảy ra vào ngày 11/08/2022 vừa qua. Bằng những kinh nghiệm hành nghề thực tiễn nhiều năm trong lĩnh vực Hình sự. Luật sư Đoàn Văn Tư thuộc Công ty Luật Đoàn Gia – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã đưa ra được những nhận định cụ thể để định tội danh đối với Bị can Mai Xuân Thái – Tội giết người.

Hình ảnh Bị can Mai Văn Thái – Vụ án kinh hoàng phố Hàng Bài

Kết luận

Có thể thấy, ranh giới để xác định tội danh giữa “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” với “Tội giết người” trong trường hợp dẫn đến chết người là rất mong manh và phức tạp. Do đó, người nghiên cứu các tình tiết liên quan đến vụ án cần đánh giá thực tiễn một cách khách quan và toàn diện.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Đoàn Gia chúng tôi về vấn đề “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” và “Tội giết người” trong trường hợp dẫn đến chết người có sự khác biệt cơ bản gì?.

Hy vọng bài viết đã giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

3 thoughts on ““TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC” VÀ “TỘI GIẾT NGƯỜI” TRONG TRƯỜNG HỢP DẪN ĐẾN CHẾT NGƯỜI CÓ SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GÌ?

  1. Lan Hương says:

    Trong trường hợp dẫn đến chết người, đúng là hai tội danh này rất khó để phân biệt. Cảm ơn Luật Đoàn Gia đã phân tích rất cụ thể và chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon