VI PHẠM NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG KINH TẾ ĐƯỢC XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Trong hầu hết các hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, hợp đồng kinh tế hình thức hợp đồng phổ biến nhất. Qua đó, các bên trao đổi thỏa thuận về quyền nghĩa vụ của mỗi bên. Một trong những điều khoản quan trọng nhất trong loại hợp đồng này điều khoản về nghĩa vụ thanh toán. Đây cũng nghĩa vụ quan trọng nhất của người mua trong bất kỳ giao dịch mua bán nào giữa các bên. Tuy nhiên, việc người mua không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán ngày càng trở nên phổ biến. vậy, để bảo vệ quyền lợi ích của người bán, việc nắm các chế tài xử khi người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán  cùng quan trọng. Hãy cùng Luật Đoàn Gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật thương mại năm 2005

2. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán là gì?

Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền tại Điều 440 như sau:

Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền

1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

Vi phạm nghĩa vụ thanh toán được hiểu là bên mua đã đi ngược lại với quy định tại khoản 1 Điều này. Theo đó, bên mua đã không thanh toán đúng thời hạn hoặc không đúng địa điểm hoặc không đúng mức tiền được quy định trong hợp đồng hoặc thậm chí là vi phạm từ 2 trong 3 nội dung trên trở lên.

Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của bên bán, pháp luật đã đưa ra rất nhiều những quy định để xử lý trường hợp người mua đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Các chế tài xử lý khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Theo quy định hiện hành, có rất nhiều các biện pháp xử lý khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong Hợp đồng. Điều 292 Luật thương mại năm 2005 quy định về Chế tài trong thương mại như sau:

Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

2. Phạt vi phạm.

3. Buộc bồi thường thiệt hại.

4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

6. Hủy bỏ hợp đồng.

7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Đối với mỗi loại chế tài lại có những cách thức áp dụng khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất, áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định tại Điều 297 Luật Thương mại năm 2005, theo đó:

  • Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm;
  • Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý;
  • Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này.

Khi áp dụng biện pháp này, bên bị vi phạm thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hoặc chọn cho bên vi phạm các phương thức thực hiện khác chịu các chi phí liên quan.

Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Luật Thương mại phát sinh khi có hành vi vi phạm quy định về số lượng, chất lượng hàng hóa yêu cầu kỹ thuật của công việc.

Bên bị vi phạm  thể chọn sử dụng loại chế tài này trước khi sử dụng các biện pháp khác không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm hợp đồng. Bên bị vi phạm áp dụng các chế tài để buộc thực hiện đúng hợp đồng nếu việc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của mình. So với các hình thức xử phạt khác, chế tài này được coi là hình thức xử phạt linh hoạt, nhân ái và hiệu quả do có khả năng hạn chế thiệt hại.

Thứ hai, áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Danh nghiệp chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm khi:

  • Có vi phạm xảy ra
  • Cả hai bên đều đã đồng ý về các hình phạt theo hợp đồng đối với việc không tuân thủ 

Doanh nghiệp được áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại khi:

  • Có hành vi vi phạm đã xảy ra
  • Có thiệt hại đã xảy ra
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại

Khi các bên muốn áp dụng chế tài phạt vi phạm thì bắt buộc phải có sự thỏa thuận giữa các bên ngay từ khi thực hiện ký hợp đồng. Trường hợp nếu không thỏa thuận về chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thì các bên không được áp dụng biện pháp xử phạt này.

Còn đối với việc bồi thường thiệt hại, ngay cả khi trong hợp đồng không thỏa thuận, bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Nhưng bên bị vi phạm phải chứng minh đươc rằng đã có thiệt hại thực tế xảy ra.

Ngoài ra, các bên có quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo quy định của Điều 306 Luật Thương mại năm 2005. Bên vi phạm phải trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

Thứ ba, áp dụng chế tài tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ thực hiện hợp đồng

Ba loại chế tài này được quy định lần lượt tại Điều 308, 310 và 312 Luật Thương mại năm 2005.

Theo đó, các loại chế tài này được áp dụng khi có đủ 3 điều kiện sau đây:

  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng / đình chỉ / hủy bỏ thực hiện hợp đồng; Nếu hai bên thỏa thuận trong hợp đồng rằng trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán là điều kiện để tạm ngừng/ đình chỉ / hủy bỏ hợp đồng thì khi bên mua không thanh toán tiền bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng.
  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Theo như quy định tại pháp luật thương mại, vi phạm cơ bản nghĩa là vi phạm làm cho bên kia mất đi quyền lợi mà ho mong đợi từ hợp đồng
  • Trừ các trường hợp miễn trách nhiêm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại năm 2005

Vì vậy trong trường hợp này, công ty hoàn toàn có thể áp dụng chế tài tạm ngừng / đình chỉ / hủy bỏ hợp đồng để xử lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Doanh nghiệp thể yêu cầu hủy một phần hợp đồng đối với một số hàng hoá bên mua chưa thanh toán. Hợp đồng sẽ hiệu đối với phần bị vi phạm hợp đồng các phần còn lại vẫn hiệu lực.

Thứ tư, áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Nếu các chế tài thương mại đều đã áp dụng người mua vẫn không thể đáp ứng nghĩa vụ thanh toán của mình, thì người bán quyền khởi kiện ra quan giải quyết tranh chấp.

Thời hiệu để khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại 02 năm, kể từ thời điểm quyền lợi ích hợp pháp của một trong hai bên bị xâm phạm.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một số các phương thức như sau:

  • Thương lượng, hòa giải
  • Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hoặc Trọng tài

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Đoàn Gia về vấn đề “Vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng kinh tế được xử lý như thế nào?”.

Hy vọng bài viết đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon