THỪA KẾ SỔ TIẾT KIỆM: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Thừa kế sổ tiết kiệm là cách đơn giản và hiệu quả để bảo toàn việc giao lại tài sản cho thế hệ sau khi có một khoản tiền nhất định. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xác định và thừa kế sổ tiết kiệm này. Quy trình để hưởng di sản thừa kế sổ tiết kiệm như thế nào? Vậy hãy cùng Luật Đoàn Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ những quy định của pháp luật về việc thừa kế sổ tiết kiệm cũng như các thủ tục cần thiết.

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2015

Luật Công chứng 2014

Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm.

Nghị định 117/2018/NĐ-CP về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Sổ tiết kiệm là gì?

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN có quy định về sổ tiết kiệm như sau:

“Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.”

Từ quy định trên có thể hiểu sổ tiết kiệm là những giấy tờ ghi nhận việc gửi tiền tiết kiệm của một cá nhân tại ngân hàng với những thỏa thuận như về tiền gửi, kỳ hạn gửi, lãi suất,…

Sổ tiết kiệm là gì ?

3. Người thừa kế sổ tiết kiệm người cần phải làm gì?

Trên thực tế thường sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau: 

3.1. Người có sổ tiết kiệm để lại di chúc trước khi mất

–  Đây là trường hợp dễ dàng và thuận tiện nhất bởi khi người đã mất để lại di chúc, lúc này, người thừa kế sẽ biết chính xác các thông tin liên quan đến sổ tiết kiệm như số tiền, thời hạn gửi, lãi suất, v.v.

–  Pháp luật dân sự hiện hành luôn ưu tiên việc thừa kế theo di chúc vì một cá nhân sẽ có quyền định đoạt tài sản mà mình bao gồm việc chỉ định người thừa kế và phân định di sản. Do đó nếu một người mất đi để lại di chúc phân chia di sản là sổ tiết kiệm thì người thừa kế lúc này sẽ thực hiện phân chia tài sản theo di chúc và hưởng phần di sản thuộc về mình sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ (nếu có) của người để lại di chúc. 

3.2. Trường hợp người có sổ tiết kiệm không để lại di chúc trước khi mất

–  Trong trường hợp người đã mất không để lại di chúc trước khi mất thì lúc này sẽ tiến hành phân chia thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên trường hợp này sẽ gặp phải nhiều những khó khăn trong việc xác định di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.

–  Theo Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy định ngân hàng chỉ cung cấp thông tin khách hàng trong trường hợp:

+  Cá nhân có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…

+  Có chấp thuận bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thoả thuận của khách hàng.

+  Cung cấp cho chính khách hàng đó hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.

–  Do đó khi không có sự đồng ý của chủ sổ tiết kiệm hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngân hàng sẽ không cung cấp thông tin về cuốn sổ tiết kiệm đó cho những cá nhân khác. Nếu không ai biết về sự tồn tại của sổ tiết kiệm, người thừa kế có thể không nhận được số tiền tiết kiệm mà người đã mất để lại. Tuy nhiên, nếu người thừa kế biết về sổ tiết kiệm, họ có thể liên hệ với ngân hàng nơi người đã mất gửi tiền để được hướng dẫn thủ tục thừa kế. 

4. Thừa kế sổ tiết kiệm cần những thủ tục gì?

4.1. Chuẩn bị hồ sơ công chứng

–  Theo Điều 63 Luật Công chứng 2014 có quy định về hồ sơ công chứng:

“1. Hồ sơ công chứng bao gồm phiếu yêu cầu công chứng, bản chính văn bản công chứng, bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác. 

2. Hồ sơ công chứng phải được đánh số thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong sổ công chứng.”

4.2. Phân chia di sản thừa kế

–  Theo khoản 1,2 Điều 57 và khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014; điểm a khoản 4 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm: Người thừa kế chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và đến Văn phòng/Phòng công chứng để làm thủ tục công chứng Văn bản thỏa thuận/Văn bản xác nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm. Sau đó, những đồng thừa kế tiến hành cử ra một người đại diện theo uỷ quyền hoặc người được tặng phần di sản để liên hệ với ngân hàng, xuất trình các giấy tờ để rút tiền trong sổ tiết kiệm của người đã mất và thực hiện theo thủ tục hướng dẫn của ngân hàng nơi có sổ tiết kiệm. 

5. Sổ tiết kiệm của người đã mất được chia thừa kế như thế nào?

–  Khi một người sở hữu sổ tiết kiệm qua đời, việc phân chia tài sản này sẽ tuân theo quy định của pháp luật. Nếu có di chúc hợp lệ, sổ tiết kiệm sẽ được chia theo đúng ý nguyện của người lập di chúc. Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ, việc phân chia sẽ dựa trên hàng thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.

–  Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, những người có quyền thừa kế theo pháp luật được xác định theo thứ tự hàng thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất thường bao gồm: vợ/chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ. Nếu không có người thừa kế thuộc hàng thừa kế trước, thì mới đến hàng thừa kế sau.

–  Đặc biệt, tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định một số trường hợp được ưu tiên thừa kế, bất kể nội dung di chúc. Đó là những người như con chưa thành niên, người mất năng lực hành vi hoặc vợ/chồng. Những người này sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế.

 ——/——

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Thừa kế sổ tiết kiệm: Những điều bạn cần biết ” do Luật Đoàn Gia chia sẻ.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Hotline: 0984296868

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon