NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc sẽ có những quyền lợi gì theo quy định của pháp luật hiện hành? Đây là một câu hỏi được đặt ra và có khá nhiều người quan tâm tới vấn đề này. Do vậy, qua bài viết dưới đây, Luật Đoàn Gia sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về quyền thừa kế ngoài di chúc và các quy định pháp lý liên quan.

1. Di chúc là gì ?

–  Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Như vậy, quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế cho phép cá nhân người lập di chúc có quyền tự do, tự nguyện, tự định đoạt trong việc lập di chúc để lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bất kỳ ai được hưởng sau khi người lập di chúc chết (kể cả không thuộc trường hợp các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật).

Tuy nhiên, không phải cá nhân được quyết định toàn bộ tài sản của mình một cách tuyệt đối nếu đã lập di chúc. Một số trường hợp vẫn được hưởng một phần di sản của người lập di chúc mặc dù không có tên trong di chúc.

2. Người nào được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc ?

–  Theo quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Mặc dù không có tên trong di chúc của người để lại di sản nhưng con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Quy định tại khoản 1 điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật dân sự năm 2015.

3. Một số lưu ý

– Qua việc tìm hiểu những quy định trên, chúng ta cũng nhận thấy người để lại di sản không được định đoạt tuyệt đối đối với phần di sản của mình. Bởi pháp luật thừa kế Việt Nam cũng có những quy định hạn chế đối với quyền tự định đoạt của người lập di chúc.

–  Trong một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của những người có quan hệ thân thiết, liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của người để lại di sản, cụ thể là: cha, mẹ, vợ, chồng, các con dưới 18 tuổi và các con tuy đã trưởng thành mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.

–  Mặc dù không được di chúc chia phần di sản để lại nhưng những người thân thích của người để lại di sản theo quy định vẫn được pháp luật bảo đảm quyền lợi của mình trong việc thụ hưởng phần tài sản của người lập di chúc. Phần di sản được hưởng sẽ được tính bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc” do Luật Đoàn Gia chia sẻ.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Luật Đoàn Gia – Điểm sáng pháp luật. Hotline: 0984296868

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon