1. Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Luật Đoàn gia có những ưu điểm gì?
Công ty Luật Đoàn gia là công ty chuyên cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh doanh nghiệp chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm nhiều năm, Luật Đoàn gia cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ nhanh chóng với những giải pháp tối ưu nhất trong việc thành lập và hoạt động chi nhánh.
Dịch vụ thành lập chi nhánh doanh nghiệp của Luật Đoàn gia như sau:
– Tư vấn các quy định của pháp luật trước, trong và sau khi thành lập chi nhánh;
– Tư vấn soạn thảo hồ sơ: Luật Đoàn gia sẽ tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh và chuyển cho khách hàng ký;
– Nộp hồ sơ và nhận kết quả: Sau khi khách hàng hoàn thiện việc ký kết hồ sơ, Luật Đoàn gia sẽ thay mặt Quý khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao lại cho Quý khách hàng.
Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập chi nhánh công ty, hãy liên hệ với Luật Đoàn gia để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất
Chúng tôi cam kết sẽ mang đến dịch vụ tốt nhất, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất cho Quý khách hàng.
2. Điều kiện để thành lập chi nhánh công ty
Căn cứ theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp/công ty có quyền thành lập chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với công ty mẹ. Để thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp thành lập chi nhánh phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Tên chi nhánh phải bao gồm “tên công ty” cộng với cụm từ “chi nhánh”;
– Chi nhánh chỉ được phép đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký trước đó;
– Tên chi nhánh được lập từ các chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
– Địa chỉ chi nhánh phải bao gồm “tên công ty” cộng với cụm từ “chi nhánh”;
– Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không đang bị treo mã số thuế trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thuế.
3. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty gồm giấy tờ gì ?
– Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện như sau:
“1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.”
4. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
4.1. Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập chi nhánh công ty
4.2. Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
4.2.1. Đối với công ty TNHH 1 thành viên.
– Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh: Người đại diện theo pháp luật ký.
– Bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty: Chủ sở hữu công ty ký.
– Giấy uỷ quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty: Người đại diện theo pháp luật ký.
– Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
– Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên.
4.2.1. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
– Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty
– Bản sao Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên công ty
– Giấy uỷ quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty
– Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
– Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
4.3. Đăng ký trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
– Bước 1: Doanh nghiệp nộp/gửi bưu điện hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.
– Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
4.4. Đăng ký online bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
– Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống đăng ký doanh nghiệp: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
– Bước 2: Lựa chọn Đăng ký doanh nghiệp
– Bước 3: Lựa chọn phương thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.
– Bước 4: Chọn loại hình đăng ký trực tuyến: Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc.
– Bước 5: Lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.
– Bước 6: Chọn mở chi nhánh công ty – điền mã số thuế doanh nghiệp để lấy thông tin trên hệ thống điện tử.
– Bước 7: Tiến hành điền thông tin trong trường Khối dữ liệu và đính kèm giấy tờ vào trường Văn bản đính kèm
– Bước 8: Ký xác thực nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
Sau khi hoàn tất quá trình thực hiện bước 3, Doanh nghiệp kiểm tra kỹ thông tin hồ sơ trước khi nộp, lựa chọn “Chuẩn bị” – lựa chọn Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và ký xác thực .
– Bước 9: Sau khi ký nhấn thanh toán phí thành lập chi nhánh qua ngân hàng điện tử.
Mọi quá trình được hoàn tất, giấy biên nhận nộp hồ sơ sẽ được gửi vào tài khoản đăng ký kinh doanh, Giấy nộp lệ phí nhà nước sẽ được gửi đến email đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
4.5. Đăng ký online bằng chữ ký số công cộng
– Bước 1: Đăng nhập vào Hệ thống đăng ký doanh nghiệp: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
– Bước 2: Lựa chọn Đăng ký doanh nghiệp
– Bước 3: Lựa chọn phương thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng.
– Bước 4: Kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Bước 5: Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng.
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
5. Việc nộp thuế chi nhánh
– Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.
– Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Thủ tục thành lập chi nhánh Công ty TNHH” do Luật Đoàn Gia chia sẻ.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Luật Đoàn Gia – Điểm sáng pháp luật. Hotline: 0984296868
Your articles never fail to captivate me. Each one is a testament to your expertise and dedication to your craft. Thank you for sharing your wisdom with the world.