1. Vốn điều lệ là gì, phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định.

Vốn điều lệ là tổng số vốn do chủ sở hữu, các thành viên hoặc cổ đông đã góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được quy định tại khoản 1 điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau ” Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cố phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mẹnh giá các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Còn khái niệm “vốn pháp định” mặc dù không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng vẫn được nhắc đến nhiều trong thực tiễn. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu Doanh nghiệp phải có để thành lập Doanh nghiệp và chỉ áp dụng cho một số ngành nghề nhất định. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Tuy nhiên hai loại vốn này giống nhau ở điểm rằng đề do chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông góp khi thành lập doanh nghiệp.

Vốn pháp định phải thấp hơn hoặc bằng với vốn điều lệ.

Tại điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cố phần như sau:

“1. Công ty cổ phần là Doanh nghiệp trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đồng tối thiểu là 03 và không hạn chế số đa;

c) Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tải khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”

Các ngành nghề cần vốn pháp định:

– Kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Căn cứ điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP

+ Đối tượng là cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam

+ Vốn pháp định là 1.000.000 USD

– Bán hàng đa cấp có vốn là 10 tỷ đồng theo quy định tại điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP

– Sở giao dịch hàng hóa có vốn pháp định

+ Thành viên môi giới thì cần 5 tỷ đồng căn cứ theo điều 17 Nghị định 51/2018/NĐ-CP

+ Thành viên kinh doanh với mức vốn alf 75 tỷ căn cứ điều 21 Nghị định 51/2018/NĐ-CP

– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thực phẩm đông lạnh ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi

– Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt tại điều 24 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơidoanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  hoặc giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp

– Kinh doanh, tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng căn cứ điều 25 Nghị định 68/NĐ-CP Ký quỹ 7 tỷ đồng tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp giấy chuswg nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Thành lập trường trung cấp sư phạm: Căn cứ điều 78 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định: Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu lkaf 50 tỷ đồng

– Thành lập trường địa học tư thục: Điều 87 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP là trên 500 tỷ đồng

– Cho thuê lại lao động căn cứ điều 5 Nghị định 29/2019/ND-CP ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

– Dịch vụ việc làm Căn cứ điều 10 Nghị định 52/2014/NĐ-CP ký quỹ 300 triệu đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khaonr giao dịch chính.

– Kinh doanh bất động sản: Căn cứ điều 3 Nghị điịnh 76/2015/NĐ-CP là 20 tỷ đồng

Ngoài ra còn rất nhiều các ngành nghê khác được quy định tại các Nghị định liên quan

2. Tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.

Theo như khoản 1 điều 111 Luật này thì vốn điều lệ được chia thành nhiều phần được gọi là cổ phần do các cổ đông nắm giữ nên để tăng vốn điều lệ trước hết các cổ đông cần thống nhất phương án tăng vốn điều lệ theo quyết định tăng vốn. Căn cứ điều 123 Luật Doanh nghiệp hiện hành, công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần. Chào bán cổ phần là việc tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp để tăng vốn điều lệ.

Các hình thức chào bán cổ phần cũng được quy định tại khoản 2 điều 123 như sau:

– Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu- đây là trường hượp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và chào bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty. Chào bán cổ phần của công ty không phải là công ty đại chúng thì được thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 124

– Chào bán cổ phần ra công chứng – Khi thực hiện hình thức chào bán cổ phần ra công chứng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán hiện hành.

– Chào bán cổ phần riêng lẻ – Việc chào bán cổ phần riêng lẻ mà không phải là công ty cổ phần đại chúng cần đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 điều 125 Luật Doanh nghiệp 2020 cụ thể:

+ Không chào bán qua thông tin đại chúng;

+ Cháo bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

3. Để tăng vốn điều lệ công ty cần làm gì?

Khi quyết định tăng vốn điều lệ công ty thì các cổ đồng cần phải họp bàn, thỏa thuận với nhau về phương án tăng vốn điều lệ ví dụ như giá cả, địa điểm, phương thức số cổ phần cần bán so với mức giá muốn tăng…

Tiếp đó Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ tăng vốn điều lệ và nộp tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Khi thay đổi điều lệ công ty, nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định sẽ trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp gồm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp từ chối thay đổi phải trả lời bằng văn bản cho Doanh nghiệp trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp

Sau khi làm những giấy tờ trên, Doanh nghiệp cần công bố thông tin thay đổi vốn điều lệ lên cổng thông tin quốc gia. cụ thể: trong vòng thời gian 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc thay đổi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp phải tiến hành công bố thông tin thay đổi trên cổng thông.

Thực hiện bổ sung thuế môn bài khi tăng vốn.

Cuối cùng hoàn thành góp vốn điều lệ công ty cụ thể: Cổ đông công ty phải chịu trách nhiệm với số vốn góp tăng lên và có nghĩa vụ góp đủ số vốn tăng trong thời gian 90 ngày tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh với nội dung tăng vốn điều lệ công ty.

4. Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần?

Để tăng vốn điều lệ công ty thì hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

– Thông báo về việc đăng ký tăng vốn điều lệ do người đại diện ký

– Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh

– Quyết định tăng vốn của Đại hội đồng cổ đông do chủ tịch

– Biên bản họp tăng vốn điều lệ của hội đồng cổ đông

– Giấy xác nhận góp vốn của các thành viên mới ( trường hợp có tiếp nhận thành viên mới)

– Chứng thực cá nhân, sao y công chứng của thành viên mới (CCCD)

– Giấy ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục

Doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ của cộng ty bất cứ lúc nào cho phù hợp với sự thay đổi, thêm thành viên của công ty hoặc vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. tuy nhiên, khi công ty muốn giảm vốn thì rất khó khăn vì cần cung cấp báo cáo tài chính tại thời điểm hiện tại, đảm bảo đủ tiền mặt để thanh toán khoản vốn giảm cũng như thnah toán các khoản nợ của công ty. Sau khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp cần công bố lên trang cổng thông tin Doanh nghiệp.