THỜI ĐIỂM DI CHÚC CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT LÀ TỪ KHI NÀO?

Để thực hiện các quyền cuối cùng đối với tài sản của mình trước khi mất cũng như tránh việc tranh chấp về tài sản giữa những người thân của mình. Nhiều người đã thực hiện việc lập di chúc để thể hiện nguyện vọng chuyển giao tài sản của mình. Tuy nhiên, thời điểm di chúc có hiệu lực pháp luật là từ khi nào? Hãy cùng Luật Đoàn Gia chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2015

2. Di chúc là gì?

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015, khái niệm di chúc được hiểu như sau:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Như vậy, có thể hiểu di chúc là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí; nguyện vọng của một cá nhân trong việc định đoạt tài sản; chuyển dịch quyền sở hữu; quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.

Di chúc là gì?

3. Thời điểm di chúc có hiệu lực pháp luật

Theo khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời điểm di chúc có hiệu lực như sau:

“1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.”

Theo đó, di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế. Và thời điểm mở thừa kế được xác định như sau:

– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

– Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này:

“2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.”

Cụ thể, các trường hợp Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết như sau:

– Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

– Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

– Bị tai nạn hoặc thảm họa; thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ; thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

– Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

Như vậy, Di chúc có hiệu lực từ thời điểm người có tài sản (người để lại di sản) chết; hoặc khi quyết định Tòa án tuyên bố người đó đã chết có hiệu lực trên pháp luật. Kể từ thời điểm đó thì quan hệ thừa kế mới phát sinh và những người thừa kế mới có những quyền cũng như phải thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Nếu di chúc đã được lập nhưng người để lại di sản chưa chết  thì chưa phát sinh hiệu lực theo pháp luật. Các định đoạt về tài sản của người đó sẽ chưa có hiệu lực trên thực tế; chưa phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý với các chủ thể liên quan và người đó hoàn toàn có quyền hủy bỏ, thay đổi các nội dung trong di chúc theo ý chí của mình bất cứ lúc nào.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Đoàn Gia chúng tôi về vấn đề “Thời điểm di chúc có hiệu lực pháp luật”.

Hy vọng bài viết đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon