THỦ TỤC ĐÒI LẠI ĐẤT BỊ LẤN, CHIẾM

Đất đai là một loại tài sản đặc biệt; là nguồn tư liệu thiết yếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh tế. Và ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển thì quan hệ đất đai giữa những người sử dụng đất với nhau cũng theo đó mà trở nên phức tạp hơn. Phổ biến nhất là vấn đề lấn, chiếm đất đang thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của người khác. Khi đó, việc kiện đòi lại đất bị lấn, chiếm là một trong những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu được pháp luật dân sự và pháp luật đất đai ghi nhận. Sau đây, hãy cùng Luật Đoàn Gia chúng tôi phân tích và giải đáp để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Căn cứ pháp lý

– Luật đất đai năm 2013

– Nghị định số 91/2019/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013

– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ

2. Đất bị lấn, chiếm là gì?

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

– Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng; mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

– Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:

  •  Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
  •  Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
  •  Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp) (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP);
  •  Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất; cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Đất bị lấn, chiếm

3. Thủ tục đòi lại đất bị lấn, chiếm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật đất đai năm 2013. Cụ thể:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”

Như vậy; việc lấn, chiếm đất theo quy định của pháp luật đất đai là những hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, chủ sở hữu quyền sử dụng đất bị lấn, chiếm có quyền đòi lại phần đất thuộc quyền sở hữu của mình. Và thủ tục đòi lại đất bị lấn, chiếm được thực hiện như sau:

– Các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

– Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được; thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

+ Nếu hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, NSDĐ thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

+ Nếu hòa giải không thành thì tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013, hướng dẫn bởi các Điều 89,90 và 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Khởi kiện tại Tòa án: Tranh chấp đất đai mà đương sự có/không có Giấy chứng nhận hoặc có một/không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Đoàn Gia chúng tôi về vấn đề “Thủ tục đòi lại đất bị lấn, chiếm”.

Hy vọng bài viết đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

2 thoughts on “THỦ TỤC ĐÒI LẠI ĐẤT BỊ LẤN, CHIẾM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon