Tội không tố giác tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tội không tố giác tội phạm là một trong những tội thuộc sự điều chỉnh của pháp luật hình sự Việt Nam. Có thể do những cản trở hay những yếu tố khách quan nào đó dẫn đến việc nhân dân không thực hiện nghĩa vụ này.

1. Quy định của pháp luật về tội không tố giác tội phạm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về khái niệm tội không tố giác tội phạm như sau:

Tội không tố giác tội phạm là hành vi người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều 14 của bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mà đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác.

Nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng 03 năm.

Trường hợp người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc đã hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt: theo khoản 2 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015:

Theo đó, không tố giác tội phạm, được hiểu là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm được Bộ luật Hình sự 2015 quy định (tại Điều 390) mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện.

Hiện nay, tình trạng tội phạm đang ngày 1 tăng và hậu quả ngày một nghiêm trọng. Để đấu tranh phòng chống tội phạm ngoài nhiệm vụ của nhà nước thì nó còn là nhiệm vụ của toàn dân. Một cá nhân là một mắt xích của xã hội. Việc tố giác tội phạm cũng là một nhiệm vụ của nhân dân. Bằng hành động đó sẽ giúp cho các cơ quan điều tra nắm bắt và xử lý được tình hình một cách nhanh hơn và chủ động hơn.

Nhưng hiện nay vẫn còn tình trạng không tố giác tội phạm. Tuy hành vi này không gây hậu quả nghiêm trọng nhiều cho xã hội nhưng nó vi phạm về trách nhiệm của nhân dân. Vì thế cũng có những quy định về hình phạt nhằm làm mất đi hay hạn chế tội không tố giác tội phạm. Hình phạt đó được quy định ở Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

2. Các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm

Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 và căn cứ vào khoản 1 Điều 390 bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

“Tội không tố giác tội phạm là hành vi người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều 14 của bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mà đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng 03 năm.”

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon